Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.
Marketing Căn Bản

7P trong marketing là gì? Sử dụng 7P như thế nào?

Mô hình 7P được áp dụng nhiều ở lĩnh vực Marketing trong doanh nghiệp. Được phát triển từ mô hình 4P nhằm phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp ngày nay. Nhưng hiện nay, mô hình 7P trong marketing này không được các Marketer đánh giá cao, xem nó chỉ là kiến thức cơ bản mà không tìm hiểu sâu về nó. Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu về 7P trong marketing là gì thì hãy đọc hết bài viết này.

Mô hình 7P trong Marketing

7P trong marketing được phát triển từ mô hình 4P với 7 yếu tố. Công cụ khá hữu ích và có quan trọng trong việc tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp.

Product (sản phẩm)

Sản phẩm được tồn tại dưới hai hình thức là vô hình và hữu hình. Nó có thể là hàng hóa hay dịch vụ. Sản phẩm được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bạn cần tìm hiểu mong muốn của khách hàng về sản phẩm để hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm tốt nhất. Vì không một ai muốn mua một sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của mình.

Để phát triển sản phẩm phù hợp bạn cần làm rõ những câu hỏi sau:

  • Khách hàng mong muốn gì từ sản phẩm/dịch vụ?
  • Những tính năng của sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng?
  • Phân tích và loại bỏ những tính năng thừa.
  • Tên sản phẩm là gì? Đặc điểm nổi bật của sản phẩm/dịch vụ?
  • So với đối thủ, sản phẩm của bạn có thể cạnh tranh ở những điểm nào?
  • Kích cỡ và màu sắc sản phẩm có bắt mắt và tạo được điểm nhấn không?

Ngoài ra, bạn cần phải tìm hiểu về vòng đời của sản phẩm, bắt kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường mà bạn hướng tới. Tìm cách cải tiến sản phẩm để kích thích thêm nhu cầu khách hàng khi đến giai đoạn thoái trào.

Price (Giá cả)

Là giá của sản phẩm mà khách hàng cần trả để sở hữu sản phẩm/dịch vụ đó. Giá của sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng trong marketing mix. Bởi vì,  nó tạo ra doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp.

Trên thị trường thì giá cả được cạnh tranh rất cao. Doanh nghiệp nhỏ cũng có thể cạnh tranh với doanh nghiệp lớn hơn, bằng cách không chỉ có giá rẻ mà còn có thêm dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm tăng thêm giá trị trong mắt khách hàng.

Điều chỉnh giá bán sản phẩm sẽ cần được tuân theo đối với từng nhóm sản phẩm cho từng phân khúc thị trường. Và cần xem xét giá cả của đối thủ cạnh tranh để đưa ra giá cả phù hợp.

Place (Địa điểm)

Địa điểm – kênh phân phối sản phẩm, nơi dễ tiếp cận với mục tiêu tiềm năng và để khách hàng có thể đến mua sản phẩm. Có nhiều chiến lược phân phối bạn có thể áp dụng:

  • Phân phối chuyên sâu.
  • Phân phối độc quyền.
  • Chiến lược phân phối chọn lọc.
  • Nhượng quyền thương hiệu.

Để phát triển chiến lược phân phối, bạn cần làm rõ những câu hỏi sau:

  • Khách hàng sẽ tìm thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu?
  • Khách hàng thường đến những loại cửa hàng nào? (như trung tâm thương mại, một cửa hàng, siêu thị, hay online?)
  • Đâu là những kênh tiềm năng được khách hàng tìm thấy?
  • Kênh phân phối của bạn có gì khác với đối thủ?
  • Lực lượng của bạn đã đủ kiến thức, kỹ năng bán hàng chưa?
  • Bạn có cần tham gia hội chợ thương mại/ triển lãm không? Hay xây dựng kênh bán hàng online?

Promotion (Quảng bá)

Quảng bá là bước rất quan trọng trong marketing vì nó làm tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhờ có chiến lược chiêu thị mà thông tin được truyền đến tất cả mọi người một cách nhanh chóng nhất và được biết đến nhiều hơn.

Các chiến lược quảng bá phổ biến hiện nay:

  • Quảng cáo: các phương thức truyền thông như quảng cáo trên TV, quảng cáo trên radio, print media hay trên internet nhằm đem lại một lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn và cũng dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu.
  • Quan hệ công chúng (Public Relation): PR thương hiệu trên các trang báo lớn, tạp chí,… hoặc thuê KOL để thu hút được giới trẻ hiện nay. PR là một hình thức tương tác hai chiều và giúp cho sản phẩm/dịch vụ trở nên uy tín hơn với các loại hình khác. Đây là chiến lược quảng bá được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng.
  • Marketing trực tuyến: hầu hết các nguồn lực marketing đều tập trung vào quảng cáo trực tuyến. Bạn có thể tiếp vận được với khách hàng mọi lúc mọi nơi chỉ cần kết nối internet trên các kênh như Social Media, Website, Blog, Email,… Nhờ sự tương tác, phản hồi 2 hai chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng.

People (Con người)

Con người là thành phần liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp và là yếu tố quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất và phân phối dịch vụ ra ngoài thị trường.

Con người chính là bộ mặt của công ty, họ là những người cung cấp dịch vụ. Nên việc tuyển dụng và đào tạo là rất quan trọng, vì nó chi phối rất lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp,… mọi nhân viên đều được tuyển dụng và đào tạo tốt sẽ góp phần vào sự phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

Process (Quy trình)

Quy trình là yếu tố cực kỳ quan trọng trong Marketing. Hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ.

Nó được xem là một quy trình cụ thể nhưng cũng cần theo dõi suốt quá trình để điều chỉnh và cải tiến kịp thời nhằm tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí cho doanh nghiệp.

Physical Evidence (Bằng chứng vật lý)

Physical Evidence là tập hợp trải nghiệm thực tế hay còn là những bằng chứng hữu hình để dễ hình dung các dịch vụ đã cung cấp.

Những bằng chứng này giúp thúc đẩy phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và khách hàng. Xây dựng thương hiệu và các sản phẩm của doanh nghiệp qua cảm nhận của khách hàng trên thị trường. Từ đó cho biết những khác biệt, ưu điểm của bạn và tạo ra một hình ảnh thương hiệu đậm nét khắc sâu trong tâm trí khách hàng.

3 cấp độ của mô hình 7P trong Marketing

Cách ứng dụng 7P trong Marketing

Nếu bạn đã hiểu rõ 7P thì bạn cũng cần phải biết cách sử dụng nó đúng cách. Trước tiên bạn cần phân tích mô hình SWOT để hiểu rõ hơn về tình hình doanh nghiệp và phân tích cả công ty đối thủ.
Mô hình 7P như một khung sườn thực tiễn trong việc đánh giá hiệu quả trong kinh doanh thông qua các câu hỏi cụ thể dành cho từng P như sau:

Products: Sản phẩm của bạn là gì? Bạn có thể phát triển sản phẩm dịch vụ của mình theo như nhu cầu mong muốn của khách hàng như thế nào?

Price: Để khách hàng chịu chi trả với mức giá này thì dựa vào căn cứ nào? Có nên chọn giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh không? Tương lai sẽ thay đổi lại giá không?

Places: Chọn những kênh phân phối dễ tiếp cận với khách hàng? Phân phối trực tiếp hay gián tiếp hay nhượng quyền thương hiệu? Nên kinh doanh cửa hàng hay bán online?

Promotion: Kênh truyền thông nào là lựa chọn tốt cho sản phẩm, dịch vụ của bạn? Chiến dịch truyền thông kéo dài trong bao lâu?

Physical Evidence: Làm thế nào để cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng trên website của bạn? Những kỹ năng trong bán hàng và giao tiếp như thế nào là phù hợp? Những yếu tố nào mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng?

People: Nhân viên của bạn là ai và kỹ năng họ còn thiếu? Làm thế nào để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa nội bộ nhân viên?

Process: Làm thế nào bạn có thể cải thiện quy trình sản xuất và cắt bỏ những khâu không cần thiết để mang lại lợi nhuận tốt nhất?

Marketing Mix đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh, dù bạn sử dụng 4P hay 7P,… thì mỗi loại đều có ý nghĩa và công dụng riêng của nó. Nếu biết áp dụng 7P trong Marketing đúng cách thì bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ nó mang lại. Hy vọng, bài viết của mình sẽ giúp ích được các bạn trong việc áp dụng 7P trong Marketing.

Mèo

Không phải nắng mà cứ thích chói chang :)

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button